Vốn cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở miền Trung và mọi miền đất nước Việt Nam, song đến khi đế quốc Mỹ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng thì dòng sông Bến Hải – Hiền Lương đã trở nên nổi tiếng, được cả thế giới biết đến.

Bất cứ ai trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn thấy tận mắt “nhân chứng lịch sử” hơn hai mươi năm mang trong mình nỗi đau chia cắt của đất nước, từng chứng kiến một quá khứ bi thương mà hào hùng, oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Ngược trở về quá khứ, Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải thơ mộng ở tỉnh Quảng Trị chảy qua làm ranh giới.

Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.

Toàn cảnh khâu chuẩn bị của Chương trình Ca nhạc

Cờ trên cầu Hiền Lương

Trong hơn 20 năm chia cắt, không mảnh đất nào chịu đựng nhiều đau thương như ở Bến Hải, Hiền Lương. Hiền Lương đã trở thành biểu tượng của sự cách trở, chờ đợi, ngóng trông, sự chia ly và nỗi đau mất mát…
                     “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ,
                       Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa…”
Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến nhiều vô cùng cảnh tang tóc, đau thương. Thế nhưng, trước cảnh gông cùm xiềng xích và máu đổ thịt rơi, lòng người không hề nao núng. Đồn bốt được kẻ thù dựng lên bằng sắt thép, lưỡi lê, bằng xe tăng đại bác, nhưng không có sức mạnh nào khuất phục được lòng quả cảm, trí thông minh và niềm tin son sắt vào chân lý nhất định sẽ chiến thắng của nhân dân đôi bờ. Nhà điện ảnh Thụy Điển Giôrít Iven khi được chứng kiến đã phải thốt lên: “Vĩ tuyến 17 – nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam”.
Hơn 20 năm sau ngày chia cắt, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã nối hai bờ sông Bến Hải. Và đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã trở thành cụm di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Ngày 17/9/2003, khu di tích được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo, để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.

(Trích: Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN)

Video Cột Cờ Vĩ Tuyến 17:

Với những hoạt động sôi nổi nhân dịp Kỷ niệm 40 Thống Nhất Non Sông (1975-2015), sẽ được diễn ra tại đây bao gồm:

I. CHƯƠNG TRÌNH “HỘI TRẠI THỐNG NHẤT NON SÔNG”
1. Thời gian: 27 – 29/4/2015
2. Địa điểm: Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải
3. Nội dung:
* Ngày 27/4:
– 07h00 -11h00: Cắm trại.
– 14h00: Khai trương gian hàng trưng bày ẩm thực, quà lưu niệm và sản vật địa phương, đơn vị
– 15h00 – 17h00: Trò chơi nhỏ.
– 18h00 – 19h00: Lễ thả hoa tưởng niệm.
– 19h00 – 21h00: Khai mạc Hội trại và thi nhảy flashmod, dân vũ
* Ngày 28/4:
– 07h00 – 09h00: Thi đồng diễn semaphore.
– 14h30 – 17h00: Trò chơi lớn “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”
– 22h00: Lửa trại và sinh hoạt cộng đồng.
* Ngày 29/4:
– 10h00 – 11h00: Lễ bế mạc Hội trại.

II. LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM THỐNG NHẤT NON SÔNG
* Đêm 28/4: Bắn pháo hoa và Chương trình ca nhạc
* Ngày 29/4: Lễ Thượng cờ và Đua thuyền

Một số hình ảnh khâu chuẩn bị của Lễ hội:

Cột cờ Vĩ tuyến 17

 

Nhà trưng bày tại Di tích lịch sử Cầu Hiền Lương

 

Cầu Hiền Lương

 

Cầu Hiền Lương

 

Cầu Hiền Lương

 

Vị trí Thả hoa tưởng niệm

 

 

 

 

 

Vị trí Thả hoa tưởng niệm
5/5 - (1 vote)
5/5 - (1 vote)

Để lại ý kiến của bạn:

Your email address will not be published. Required fields are marked *